Theo Dõi Bệnh Tim Thông Liên Nhĩ (Atrial Septal Defect – ASD) Khi Chuyển Dạ Sanh

Theo Dõi Bệnh Tim Thông Liên Nhĩ (Atrial Septal Defect – ASD) Khi Chuyển Dạ Sanh

Phòng khám Bác sĩ Đinh Minh Đức

Thông liên nhĩ (ASD) là một dị tật tim bẩm sinh làm tồn tại lỗ thông giữa hai tâm nhĩ. Khi bệnh nhân mang thai và chuyển dạ, nếu không theo dõi và xử trí đúng, có thể xảy ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm do thay đổi huyết động và tăng gánh thể tích tuần hoàn trong thai kỳ và lúc sinh.

I. Các biến chứng có thể gặp khi bệnh nhân ASD chuyển dạ:

1. Suy tim cấp
 • Khi chuyển dạ, đau đớn và gắng sức làm tăng catecholamine, nhịp tim và huyết áp → tăng gánh thể tích lên buồng tim phải
 • Dễ gây suy tim phải cấp, đặc biệt nếu lỗ thông lớn hoặc có tăng áp động mạch phổi

2. Loạn nhịp tim
 • Các thay đổi điện sinh lý trong thai kỳ và stress chuyển dạ dễ gây ngoại tâm thu, rung nhĩ, cuồng nhĩ, đặc biệt ở bệnh nhân ASD có giãn nhĩ

3. Tăng áp động mạch phổi
 • Có thể tiến triển thành tăng áp phổi nặng, gây giảm oxy máu và nguy cơ suy hô hấp – tim mạch

4. Thuyên tắc nghịch dòng (paradoxical embolism)
 • Trong một số trường hợp có áp lực nhĩ phải cao, luồng máu có thể đi ngược từ nhĩ phải sang nhĩ trái → nguy cơ đột quỵ do huyết khối
 • Đặc biệt nếu sản phụ có có đặt catheter tĩnh mạch, bất động, hoặc rối loạn đông máu

5. Suy thai – thai chết lưu
 • Nếu mẹ suy tim nặng → giảm tưới máu nhau thai → thai chậm phát triển, suy thai, có thể tử vong chu sinh

II. Theo dõi và xử trí sản khoa cho bệnh nhân ASD khi chuyển dạ:
 • Chuyển dạ nên được theo dõi tại cơ sở có đơn vị ICU/tim mạch sản
 • Tránh mất máu nhiều – tránh tụt huyết áp → ảnh hưởng cung lượng tim
 • Giảm đau sớm (gây tê ngoài màng cứng) giúp giảm gắng sức
 • Theo dõi sát ECG, SpO₂, huyết áp, nước tiểu
 • Sinh thường nếu huyết động ổn định – tránh rặn lâu → có thể hỗ trợ forceps
 • Sinh mổ nếu có chỉ định sản khoa hoặc tình trạng tim không ổn định

III. Tài liệu tham khảo:
 1. European Society of Cardiology (ESC). 2022 ESC Guidelines for the management of cardiovascular diseases during pregnancy. Eur Heart J. 2022;43(30):2859–2926.
 2. American Heart Association (AHA). Cardiovascular Considerations in Pregnancy and Postpartum. Circulation. 2021;143:e171–e193.
 3. Bộ Y tế Việt Nam. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch trong thai kỳ – 2021.
 4. Siu SC, et al. Risk and predictors for pregnancy in women with heart disease: The CARPREG II study. J Am Coll Cardiol. 2018;71(21):2419–2430.

Leave a Reply